Chắc hẳn trong chúng ta ai cũng từng ít nhất vài lần bồn chồn lo lắng, thậm chí mất ăn mất ngủ vì mụn. Bạn đã từng tìm mọi cách để loại bỏ mụn trứng cá trong nhiều năm, nhưng thực tế là chúng vẫn hoành hành dai dẳng. Bạn không thể thực sự thoát khỏi chúng nếu không tìm được nguyên nhân cốt lõi. Bài viết này sẽ vạch ra chính xác nguyên nhân gây mụn ẩn nấp trên khuôn mặt bạn để từ đó có cách khắc phục nhanh chóng.
Mụn trứng cá là tình trạng da phổ biến ảnh hưởng đến thẩm mỹ ở nhiều người, là loại bệnh lý về da phổ biến nhất ở các nước phát triển. Bệnh thường gặp ở độ tuổi dậy thì, xuất hiện cùng lúc với sự thay đổi hóc-môn trong cơ thể và có thể kéo dài đến độ tuổi trưởng thành.
Hiểu được nguyên nhân gây ra mụn trứng cá sẽ giúp nâng cao hiệu quả việc chăm sóc da mặt tổn thương bằng các biện pháp phù hợp và ngăn chặn được sự tái phát. Vậy nên, hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về các nguyên nhân gây mụn trứng cá thường gặp mà chúng ta lại rất hay chủ quan bỏ qua sau đây nhé!
Mụn là một bệnh của da, là kết quả của nhiều yếu tố tác động lẫn nhau gây nên. Theo nhiều nghiên cứu thì nguyên nhân gây ra mụn liên quan đến hai yếu tố chính: nội tiết tố (hormone) và các vi khuẩn sống ở nang lông (vi khuẩn P. ance).
Bình thường, vi khuẩn P. ance không gây hại. Nhưng, khi chất nhờn tiết quá nhiều và lỗ chân lông bị bít kín sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn này sinh sôi nảy nở, gây viêm nhiễm dẫn đến hình thành mụn.
NGUYÊN NHÂN GÂY MỤN BÊN TRONG
HORMONE
Vào tuổi dậy thì hay trước chu kì kinh nguyệt, các hormone sinh dục tăng cao khiến tuyến bã nhờn hoạt động mạnh. Khi có nhiều bã nhờn được tiết ra sẽ dẫn đến bị tắc nghẽn, hình thành mụn. Bên cạnh đó, một vài năm trước mãn kinh, một số chị ở tuổi trung niên có thể bị mụn lại do lượng hormone thay đổi bất thường.
Ngoài ra, uống thuốc đặc trị về một loại bệnh nào đó cũng có thể bị tác dụng phụ làm da bị mụn. Thuốc ngừa thai cũng có thể làm sự rối loại hormone ở một số chị em và cũng là nguyên nhân gây mụn.
STRESS
Một số bác sĩ không đồng tình với quan điểm stress gây ra mụn. Nếu chỉ đề cập đến một yếu tố stress thôi thì họ đúng, nhưng nhiều căng thẳng cùng lúc kéo dài có thể làm ảnh hưởng đến sự cân bằng hormone dẫn đến mụn. Thường những ai có cuộc sống vui vẻ, ít lo toan thì da sẽ đẹp hơn những người lúc nào cũng lo lắng, bất an, không vui, mệt mỏi…
CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG
- Chế độ ăn nhiều đường, nhiều chất béo, chất gây nhiệt (cà phê, bia, rượu, nước ngọt, bánh quy …).
- Ăn đồ cay nóng, đồ chiên xào,….
THIẾU NGỦ
Tình trạng thiếu ngủ cũng làm mất cân bằng hormone gây ra mụn. Một giấc ngủ sâu là rất cần thiết để toàn bộ cơ thể nghỉ ngơi, đồng thời là giai đoạn để cơ thể giải độc rất cần thiết cho sức khỏe.
DI TRUYỀN
Đây là yếu tố không thể thay đổi được nhưng không phải là tất cả, vì di truyền thôi thì chưa đủ để gây nên mụn mà cũng cần sự tác động của các yếu tố bên ngoài nữa.
TÍCH TỤ ĐỘC TỐ TRONG CƠ THỂ
- Hoạt động dạ dày không tốt, ruột và gan không thể lọc hết chất độc đến từ thực phẩm.
- Các thực phẩm gây hại cho sức khỏe khiến ruột và gan bị tắc nghẽn, thiếu hụt vitamin và khoáng chất, làm giảm mức độ hấp thu năng lượng, ảnh hưởng đến sức đề kháng của cơ thể.
NGUYÊN NHÂN GÂY MỤN BÊN NGOÀI
- Vi khuẩn: môi trường ô nhiễm, bụi bẩn bám vào da mà không được làm sạch thì sẽ dẫn đến tắc nghẽn lỗ chân lông sinh ra mụn.
- Ánh nắng: nhiều nghiên cứu cho thấy, việc phơi nắng quá nhiều cũng gây ra mụn.
- Môi trường, khí hậu: Vào mùa hè nóng bức, da đổ nhờn nên dễ mụn. Ngược lại khí hậu quá khô vào mùa đông cũng khiến da bị mất nước, không được cân bằng nên cũng là nguyên nhân gây mụn.
- Mỹ phẩm: không có sản phẩm nào đảm bảo 100% không gây ra mụn, vì chúng có thể tốt với người này nhưng lại kích ứng với người khác. Sữa rửa mặt, kem dưỡng da, dầu dưỡng da, mặt nạ, kem chống nắng,… đều có thể là nguyên nhân gây mụn.
MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN GÂY MỤN KHÁC
- Một số loại thuốc, chẳng hạn như steroid, lithium (được sử dụng để điều trị trầm cảm) và một số loại thuốc dùng để điều trị bệnh động kinh.
- Thường xuyên mặc đồ bó lên vùng da bị ảnh hưởng.
- Hút thuốc có thể góp phần gây ra mụn trứng cá ở người trung niên.
- Trang điểm khiến lỗ chân lông bị bít tắc.
Qua đây, bạn có thể thấy việc hiểu và phân biệt được các nguyên nhân gây ra mụn trứng cá sẽ góp phần vào việc lựa chọn được biện pháp chăm sóc, chữa mụn và ngăn ngừa phù hợp. Vậy nên, ngay từ bây giờ, hãy sửa ngay những thói quen bên trên, sử dụng những loại mỹ phẩm sạch và chú ý hơn đến việc chăm sóc da. Tuy nhiên, nếu các biện pháp tự chăm sóc không làm sạch mụn trứng cá, mụn vẫn tồn tại hoặc nghiêm trọng hơn, thì bạn cần phải tìm kiếm sự tư vấn và điều trị từ các bác sĩ chuyên về da. Đừng tự ý mua thuốc bôi hay can thiệp nặn mụn vì có thể làm tình trạng mụn trở nên xấu hơn và để lại sẹo rỗ.